Những thông tin bổ ích về cọc ly tâm và cọc dự ứng lực, giá ép cọc ly tâm cho nhà dân

LightBlog

Breaking

LightBlog

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Những quy trình ép cọc bê tông ly tâm chuyên nghiệp

Hiện nay, ép cọc bê tông ly tâm là kỹ thuật được nhiều gia đình, công ty lựa chọn giúp nền móng công trình của họ trở nên chắc chắn hơn bao giờ hết. Vậy, bạn có biết tại sao cọc bê tông ly tâm lại được yêu thích đến vậy và quy trình thực hiện loại cọc này thế nào ?


Ép cọc bê tông ly tâm là gì và quy trình thực hiện


Cọc bê tông ly tâm là loại cọc được thiết kế ngầm có sức chịu trọng tải cực lớn. Nó cao hơn rất nhiều so với cọc bê tông đúc théo, khoan nhồi hay li tâm ứng lực trước. Ép cọc bê tông ly tâm có nhiều ưu điểm nên được hầu hết chủ thầu và chủ hộ gia đình lựa chọn để xây dựng nền móng vững chắc cho ngôi nhà.

Vậy ép cọc bê tông ly tâm có những điểm vượt trội nào mà được nhiều người tin dùng đến vậy? Câu trả lời chính là những yếu tố sau:

Ép cọc bê tông ly tâm sử dụng bê tông và thép có cường độ cao nên rất bền, chắc.
Tiết diện cốt thép giảm nên tiết kiệm được chi phí cũng như diện tích mặt bằng.
Nhờ đó, trọng lượng của cọc bê tông ly tâm giảm đi nhiều lần so với những loại cọc thông thường mà trước đây vẫn hay sử dụng.

Khả năng chịu sức kéo cao nên có thể chịu đựng được khi di chuyển qua mặt bằng gồ ghề, trắc trở.
Từ đó, ép cọc bê tông ly tâm giúp việc di chuyển trở nên thuận lợi, thi công lắp đặt cũng đơn giản hơn nhiều lần.

Momen uốn lớn, chống nứt cọc hiệu quả. Điều này là một ưu điểm cực vượt trội mà chưa có một loại cọc bê tông nào trước đó có được.

Quá trình nối cọc diễn ra nhanh hơn, đảm bảo khả năng chịu lực và kinh tế tiết kiệm được nhiều phần.

Giá thành sản phẩm này thấp hơn những loại cọc có cùng khả năng chịu lực.

Mặc dù vậy, cọc bê tông ly tâm vẫn tồn tại một số nhược điểm sau mà bạn cần chú ý để khắc phục, không gây cản trở cho quá trình thi công của bạn:

Nếu tính toán sai lệch một chút có thể dẫn đến việc đóng cọ bị nghiêng, mối nối cọc không vững ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công trình.
Khi vận chuyển mạnh cọc vẫn có thể bị nứt, gãy.
Nếu tính toán ban đầu cùng địa chất công trình thay đổi so với tính toán ban đầu.
Nếu dùng máy nén cọc với lực quá lớn có thể dẫn đến thân cọc bị nứt.

Mặc dù vậy, đây chính là quy trình ép cọc bê tông ly tâm mà bạn nhất định phải tìm hiểu để giám sát, theo dõi công trình thi công của mình sát sao hơn cả nhé.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, kiểm tra và thiết kế phù hợp với địa hình và nhu cầu của khách hàng

Bước 2: Nạp liệu, lắp copha, kiểm tra rò rỉ nước

Bước 3: Căng thép đây là bước kéo thép, lưu lại và đưa vào ép cọc bê tông ly tâm

Bước 4: Quay ly tâm. Đây là bước hết sức quan trọng để chèn chặt bê tông để cọc đạt được chất lượng như thiết kế ban đầu. Chú ý kiểm tra cọc sau khi ép để đảm bảo chất lượng

Bước 5: Hấp cọc. Lúc này họ đưa cọc vào lò hấp ở nhiệt độ trên 1000 độ C để cọc đóng khô lại chắn chắn

Bước 6: Tháo khuôn, kiểm tra sản phẩm

Bước 7: Hấp qua lò cao áp

Bước 8: Kiểm tra một lần nữa thành phẩm ép cọc bê tông ly tâm để đảm bảo chất lượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Adbox